
Thành công
Mixtape đã nhận được băng của bạn
Chúng tôi gặp cụ Phan Trác Cảnh – chủ tiệm sách, vào một sáng thứ 7 khi tiết trời Hà Nội sắp sửa vào thu, giữa những băn khoăn, tò mò tề việc tìm cho ra một đầu sách cũ về văn hóa Hà Nội. Ấy cũng là khi, chúng tôi nhận ra người trước mặt mình, hơn ai hết, chính là “thư viện sống” của tất thảy những gì mình đương tìm kiếm..
“Chụp sách thì được, chụp thoải mái, nhưng chụp người thì thôi, tôi chụp nhiều lắm rồi”, một nụ cười hiền với cái xua tay lúc tiếp chúng tôi vào nhà tưởng xa cách mà lại thấy ấm áp lạ, nhất là khi đó là một cụ già ngoài 80 tuổi, ngồi giữa mấy cô cậu thanh niên trẻ trong một căn nhà 4 tầng với cơ man nào là sách.
Sách dọc lối đi, sách bày trên tủ, trên bàn. Không cửa kính, không cầu kỳ. Màu sách ố vàng như con người cũng ngả bóng với thời gian, dầu vậy vẫn vẹn nguyên giá trị về thông tin, kiến thức.
Cụ Cảnh ngồi đối diện với chúng tôi, bình lặng giới thiệu về tủ sách trước mặt. Mặc cho người mua ồ à thán phục về kho báu “sách cũ” của mình, cụ chỉ nói về niềm đam mê ấy với những danh từ bình dị: “nhu cầu muốn đọc, muốn nghiên cứu mà thành”.
“Ngày xưa muốn đọc, muốn nghiên cứu về văn hóa, lịch sử mà tìm sách không được, hỏi ai cũng chịu, có chăng là đôi lời truyền miệng, tam sao thất bản. Vậy nên thành ra mình muốn sưu tầm lại những cuốn đó, khi nào cần là có, vừa giúp mình, mà cũng giúp cả người.”
Từ một nhu cầu bình dị – được đọc, được nghiên cứu, thầy giáo khoa Văn – trường đại học Tổng hợp Hà Nội xưa, cùng với vợ mình cứ từng chút một gom góp, sưu tầm. Thấy ở đâu có sách hay, sách quý, dù là hàng đồng nát hay người ta dọn nhà thanh lý sách, cụ cũng tìm mua cho kỳ được. Thú vui tưởng chẳng có gì “thanh sang” mà lại trở thành công việc hàng ngày của cụ kể từ khi nghỉ hưu. Căn nhà 4 tầng im lìm khép mình giữa con phố tấp nập “tấc đấc tấc vàng”, ai cũng tranh thủ buôn bán kiếm thêm thu nhập, lại chỉ đón tiếp những người cần tìm sách, hay đôi khi chỉ là tới lui để hỏi chuyện, đàm đạo về sách, về đời.
Bác Bằng, một vị khách không hẹn mà gặp tại căn nhà nhỏ của cụ Cảnh tay bắt mặt mừng khi thấy chúng tôi có niềm hứr thú với sách cũ: “Mua sách cũ mà đến chỗ cụ là đúng rồi đấy. Người như này là quý lắm. Phải chuyện trò, phải nghiên cứu, phải khai thác nhé các bạn trẻ.”
Nghe vị khách quen giới thiệu có đôi phần tâng bốc về mình, thầy giáo già chỉ cười nhẹ, ánh mắt xa xăm, nghe chừng không mấy hứng thú với những danh xưng người ta gọi về mình “ông vua sách cũ”, “kho báu sách”. Chỉ thấy trong mỗi lời hồi đáp khi khách nhờ tìm dùm những cuốn sách quý đã cũ lắm rồi, xuất bản cách đây mấy trăm năm, hay một giai đoạn văn hóa, lịch sử đã qua, cụ Cảnh mới ánh lên nỗi niềm trăn trở: “Không ai sưu tầm, lưu giữ, thì sách, tư liệu cứ thế mất đi, tiếc lắm. Nào là bị kiểm duyệt, bị cắt bớt, chỉnh sửa, chẳng còn nguyên vẹn nữa. Mà cũng dễ hiểu, cái gì không phù hợp với thời đại nữa thì người ta bỏ. Nhưng có những thứ nó vẫn từng sống, vẫn diễn ra trong lịch sử, văn hóa, mình có lòng muốn tìm hiểu, tìm tòi, gìn giữ cái gốc, cái sự nguyên bản ấy”.
“Mà sách quý phải là cái bản gốc, có để chữ ký của tác giả càng tốt, có nhiều tập báo, đang xuất bản dở mà tác giả qua đời, thế là bỏ không làm nữa. Trong quá trình tìm tòi, sưu tập cũng có nhiều cuốn bị thất lạc, như mất hay cháy.. Mình sợ cứ thế rồi mất hết, nên phải sưu tầm.”
Không còn mới lạ khi nhắc về câu chuyện những giá trị cũ đang dần mai một, như chuyện mái đình cổ nọ bị người ta vứt bỏ thay cái khác cho mới, hay buổi mai đọc báo nghe tin một ngôi làng cổ bên bờ vực bị di dời, phá bỏ để quy hoạch các dự án đầu tư, nhưng khi nghe cụ Cảnh trầm ngâm về những cuốn sách cũ “bị mất”, chúng tôi không khỏi bồi hồi. Đấy có lẽ không đơn thuần chỉ là niềm nhớ thương những cuốn sách cũ, mà còn là sự trầm ngâm tiếc nuối với những trầm tích thông tin, kiến thức đang dần bị lãng quên.
“Bây giờ nếu không đọc sách, không nghiên cứu thì có nhiều thứ về văn hóa mà mình chịu chẳng biết được. Hỏi người dân sống ở đó họ cũng không rõ, vì có ai nói cho đâu.” Cụ Cảnh chia sẻ về khởi nguồn cho bộ sưu tập văn hóa Chăm đang được ấp ủ bấy lâu, với kho tàng chừng đến hàng trăm cuốn sách cũ, chỉ chờ được hỏi và được kể.
Podcast | Album | Thời gian |
---|---|---|
ASMR |
00:03 |
|
ASMR |
00:05 |
|
ASMR |
00:15 |
|
ASMR |
00:07 |